Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vai lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu
Chậu trồng cây có 2 vai trò:
Chứa chất trồng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, tăng mỹ thuật của cây cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng.
Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp.
Các kiểu chậu: Ngày nay kiểu chậu, ang, bể trồng cây rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, luc lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: sành,s ứ, gốm,x i măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều mầu được phân chia làm 3 loại chủ yếu như:
Men sáng: Trắng, xanh ngọc, đông thanh
Men lạnh: các loại men xanh
Men nóng: Tím, nâu, da chu, da lê, trứng ếch…
Nguyên tắc chọn chậu:
- Dựa vào mầu men: Men chậu coi như mầu nền để làm nổi bật màu của hoa, quả đối vói cây chơi hoa, quả là chính, hoặc mầu lá đối với cây chơi lá là chính. Không dùng chậu có mầu men có mầu của hoa hay quả.
Đối với hoa trắng vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu.
Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. Đối với da mầu của lá cũng tương tự như vậy.
- Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp . Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vài lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu .
Cần chú ý không để các đầu rễ to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu rẽ sẽ trơ ra và rễ bi bỏ rễ . Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng, ra hoa kết quả, qua cây cảnh nước ngoài ta thấy cây có bộ gốc rễ rất to nhưng lại được trồng trên bể mỏng rất ít đất trồng, vậy mà hoa vẫn nở rực rỡ trông thật hấp dẫn.
Nơi đặt chậu cảnh
Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có.
Ánh sáng lá yêu cầu tất yếu để cây tiến hành quang hợp. Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất là ánh sáng ban mai ôn hoà , tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng.
Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu.
Nói chung, giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì dễ chăm sóc, quản lý cũng thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất làm cho cơ năng của rễ giảm sút, tán cây sẽ mọc lộn xộn; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu.
Chọn chậu cho Bonsai là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm đẹp tác phẩm Bonsai. Không có nghĩa cứ chậu đắt tiền là đẹp, vấn đề là chậu có cân xứng, phù hợp với cây trồng hay không.Cách tốt nhất trước khi chọn chậu cho Bonsai là nên tham khảo nhiều tác phẩm Bonsai đẹp. Các yếu tố cần lưu ý khi chọn chậu : Độ lớn, chất liệu và hình dạng.
Chậu “ nung sơ” được nung ở nhiệt độ 900oC là loại thông khí tốt nhưng dễ vỡ .
Chậu “ nung già” được nung ở nhiệt độ 1.200oC cho màu sắc đặc trưng của đất rất đẹp, tương đối bền, thường được trồng Bonsai tùng bách.
Chậu “tráng men” là loại sau khi nung sơ, tráng thêm một lớp men rồi nung lại lần nữa ở nhiệt độ cao nên thông khí kém khiến rễ cây dễ bị thối rửa. Tuy nhiên, loại này màu sắc và hoa văn đẹp nên phù hợp với Bonsai hoa, trái.
Những cây nhỏ dùng chậu chất liệu đẹp; những cây thon thả, thanh mảnh dùng chậu đáy nông, dáng tròn; cây to khỏe hơp với chậu góc cạnh, hơi sâu. Chọn chậu cho Bonsai cần chú ý đến sự hài hòa với độ lớn của cây, màu sắc của hoa trái và hình dạng của cây. Bonsai thân sà hợp với chậu hình vuông, chậu lục giác, chậu bát giác cao loe miệng. Bonsai có gốc nổi cuộn hợp với chậu hình ovan, đáy cạn, nếu thân cây to lớn thì hợp với chậu có thành bao quanh. Càng ngắm nhiều Bonsai bạn càng dễ nhận ra quy luật dùng chậu.
Bonsai tùng, bách, đặc biệt loài thông nên dùng chậu hình chữ nhật có gốc cạnh để làm toát lên phong cách và nét mạnh mẽ tiềm tàng.
Bonsai hoa cỏ thường tái hiện cánh rừng hoa cỏ mênh mang trải rộng nên ta dùng chậu hình ovan đáy cạn mới khoe hết được nét mênh mang ấy.Chậu có hình góc cạnh dễ làm thương tổn cái duyên dáng hiền hòa của cây, chậu tròn tạo cảm giác chưa trọn vẹn, bởi chậu ovan là lựa chọn số một cho Bonsai loại này.
Bonsai thân sà tạo điểm nhấn không gian trên – dưới nên ta dùng chậu đáy sâu. Nếu cây có nhiều khúc uốn cong có thể dùng chậu tròn để tăng nét kịch tính, hấp dẫn cho cây. Ngoài ra nếu đặt chậu cây trên bàn cao, ta dùng chậu đáy trung nhìn sẽ đẹp mắt hơn chậu cao loe miệng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét